TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ PHÚ LỘC
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

KẾ HOẠCH Tuyên truyền cải cách hành chính năm 2023 xã Phú Lộc

Kế hoạch thực hiện công tác cải cách hành chính trên địa bàn thành phố Tây

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU 

1. Mục tiêu chung

 Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm tổ chức thực hiện cải cách hành chính của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình thực thi công vụ, nhiệm vụ; giám sát hoạt động thực thi công vụ, nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức cũng như của cơ quan nhà nước các cấp trên địa bàn xã. 

2. Mục tiêu cụ thể 

a) Xác định được nội dung, hình thức thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính phù hợp với các Nghị quyết của Tỉnh ủy, Huyện ủy, Kế hoạch cải cách hành chính của tỉnh Ninh Bình và các văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, UBND huyện về cải cách hành chính từ đó tổ chức tuyên truyền đến từng nhóm đối tượng cụ thể.

  b) Thông qua công tác thông tin, tuyên truyền, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có nhận thức đầy đủ về các mục tiêu, nội dung và trách nhiệm của mình trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính.

c) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp ủy đảng, chính quyền, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện nói chung và Đài Truyền thanh các cấp nói riêng trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền cải cách hành chính ở địa phương, đồng thời nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ phóng viên phụ trách đưa tin, bài, phóng sự về cải cách hành chính. 

d) Nâng cao nhận thức về nội dung, ý nghĩa, vai trò của công tác cải cách hành chính đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện tới đông đảo quần chúng nhân dân, từ đó tăng cường sự tham gia của người dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội trong việc tổ chức triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính và giám sát các hoạt động của cơ quan nhà nước các cấp trong quá trình thực thi nhiệm vụ. 

3. Yêu cầu 

a) Phổ biến, tuyên truyền có hiệu quả, kịp thời, đầy đủ, thường xuyên, liên tục, rộng đa chiều, phù hợp với tính chất, đặc điểm và nhiệm vụ của từng đối tượng.

  b) Kết hợp công tác tuyên truyền với việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong Kế hoạch cải cách hành chính huyện Nho Quan năm 2023; lồng ghép 2 việc tuyên truyền cải cách hành chính nhà nước với việc phổ biến, tuyên truyền, giáo dục về các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

c) Đáp ứng kịp thời việc nắm bắt, tìm hiểu thông tin của cán bộ, công chức, viên chức và mọi tầng lớp nhân dân về công tác cải cách hành chính nhà nước, nhất là thủ tục hành chính. 

II. ĐỐI TƯỢNG TUYÊN TRUYỀN

Đối tượng tuyên truyền của Kế hoạch là cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống các cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị sự nghiệp công lập từ huyện đến cơ sở, các doanh nghiệp nhà nước và mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện.

 III. NỘI DUNG, HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN 

1. Nội dung 

a) Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về tầm quan trọng, ý nghĩa, mục tiêu và tác động của cải cách hành chính đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về cải cách hành chính; Vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, của người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp, người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị sự nghiệp công lập đối với việc triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính. 

b) Tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Kế hoạch số 198/KH-UBND ngày 21/12/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về cải cách hành chính tỉnh Ninh Bình năm 2023; Kế hoạch số 108/KH-UBND ngày 13/7/2022 về cải cách hành chính năm 2023; Kế hoạch số 154/KH-UBND ngày 17/9/2021 về cải cách hành chính huyện Nho Quan giai đoạn 2021-2030. Trong đó, tập trung thông tin, tuyên truyền những nội dung cơ bản: 

- Đổi mới và nâng cao chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; Việc rà soát, ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc của UBND các cấp, mối quan hệ của cơ quan hành chính các cấp và nhân dân, việc thực hiện Quy chế dân chủ, quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân, tổ chức trong việc tham gia và giám sát tiến trình cải cách hành chính.

- Tình hình triển khai công tác rà soát, đơn giản hóa, công bố và niêm yết công khai thủ tục hành chính, các quy định về thủ tục hành chính trong giải quyết công việc giữa cơ quan hành chính nhà nước với người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực: đất đai, Lao động - Thương binh và Xã hội. 

- Kết quả đạt được của Chỉ số cải cách hành chính của huyện. Các hình thức (địa chỉ, điện thoại, e-mail) và cách thức phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính theo Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/01/2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính. 

- Tình hình triển khai và kết quả, hiệu quả việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức. Đặc biệt là tuyên truyền, nhân rộng các sáng kiến, mô hình hay, hiệu quả trong việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông của các cơ quan, đơn vị.

- Rà soát, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của các cơ quan, đơn vị, triển khai diện rộng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công; hoàn thiện quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự 3 nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực. Phân loại đơn vị sự nghiệp để thực hiện các hình thức chuyển đổi phù hợp.

- Tình hình, kết quả triển khai cải cách công vụ, công chức. Các quy định của pháp luật về quản lý, tuyển dụng, sử dụng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện công vụ, nhiệm vụ, đặc biệt là trong giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức. 

- Tình hình triển khai các nội dung hiện đại hóa hành chính, trọng tâm là xây dựng Chính quyền điện tử theo Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử. 

c) Những kết quả đạt được và tồn tại, hạn chế, nguyên nhân cũng như tình hình triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính tại UBND cấp huyện, UBND cấp xã. 

d) Các mô hình, cơ chế đang được triển khai thí điểm, các điển hình tốt trong cải cách hành chính trên địa bàn huyện cũng như các xã, thị trấn trong huyện. 

e) Tăng cường tuyên truyền các quy định về văn hóa công sở theo Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ, nâng cao hiệu quả thời giờ làm việc theo Chỉ thị số 05/2008/CT-TTg ngày 31/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ, Quy tắc ứng xử theo Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/02/2007 của Bộ Nội vụ và tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong cơ quan hành chính nhà nước các cấp theo Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 10/2021/QĐ-UBND ngày 26/5/2021 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc ban hành Quy chế văn hóa công sở trong các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. 

2. Hình thức tuyên truyền 

a) Trên các phương tiện thông tin đại chúng (đài Truyền thanh xã, Trang thông tin điện tử của xã).

 b) Phát hành rộng rãi tờ gấp, pano, áp phích liên quan đến công tác cải cách hành chính phù hợp với mục tiêu, yêu cầu, nội dung tuyên truyền, phổ biến đến từng nhóm đối tượng. 

c) Cập nhật kịp thời bộ thủ tục hành chính mới ban hành hoặc được sửa đổi, bổ sung lên Trang thông tin điện tử của huyện. 

d) Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng, quán triệt nội dung, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; lồng ghép nội dung cải cách hành chính trong các hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. 

đ) Đưa nội dung cải cách hành chính nhà nước, Kế hoạch cải cách hành chính của tỉnh, của huyện, của xã một cách thích hợp vào công tác tuyển dụng công chức, viên chức và chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức một cách phù hợp. 

e) Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về cải cách hành chính, thi tìm hiểu chính sách pháp luật. f) Đưa nội dung cải cách hành chính vào chương trình họp thường kỳ, lồng ghép vào các hội nghị sơ kết, tổng kết của cơ quan, đơn vị, địa phương. 

 IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 

1. Cơ quan thực hiện kế hoạch

- Các bộ phận chuyên môn, cơ quan, đơn vị, các thôn trên địa bàn xã. 

- Các cấp ủy Đảng, các ban ngành, đoàn thể và tổ chức chính trị - xã hội phối hợp tham gia tổ chức tuyên truyền về công tác CCHC. 

2. Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm 2023. 

3. Kinh phí thực hiện

 Kinh phí thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính được đảm bảo bằng ngân sách nhà nước và các nguồn tài trợ hợp pháp khác (nếu có). 4. Trách nhiệm thực hiện

 - Văn Phòng HĐND và UBND xã:

+Thường xuyên cập nhật, đăng tải kịp thời, đầy đủ bộ thủ tục hành chính của UBND xã và các thông tin về cải cách hành chính trên Trang Thông tin điện tử của xã.

+ Tổ chức, triển khai, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch này; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện với UBND xã, tham mưu xây dựng báo cáo UBND huyện.

- Văn hoá - Thông tin xã: tăng cường công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước. Tăng cường tuyên truyền công tác cải cách hành chính bằng khẩu hiệu, pa nô, áp phích. Lồng ghép nội dung cải cách hành chính trong các chương trình thông tin cổ động, tuyên truyền trên địa bàn huyện; 

+ Xây dựng và duy trì chuyên mục phát sóng định kỳ về công tác cải cách hành chính của xã. Xây dựng phóng sự ngắn và viết bài về các mô hình, tập thể, cá nhân làm tốt công tác cải cách hành chính. 

-  Tư pháp: chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, các thôn tổ chức, triển khai thực hiện việc lồng ghép nội dung cải cách hành chính vào công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, các cuộc thi tìm hiểu về chính sách pháp luật. 

Yêu cầu các cán bộ, công chức căn cứ Kế hoạch để thực hiện tốt nội dung trong kế hoạch./


Tập tin đính kèm
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
BẢN ĐỒ XÃ PHÚ LỘC
Bình chọn
website hoạt động có ổn định
Thời tiết các vùng
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 0
Hôm qua : 10