TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ PHÚ LỘC
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

KHÁI QUÁT LỊCH SỬ - VĂN HOÁ XÃ PHÚ LỘC.

Xã Phú Lộc nằm về phía đông nam huyện Nho Quan, phía tây nam tỉnh Ninh Bình, được trải rộng dọc theo hai bên Quốc lộ 12B, phía bắc giáp xã Sơn Thành, Thanh Lạc, phía đông nam giáp xã Quỳnh Lưu, phía tây nam giáp xã Phú Long và xã Kỳ Phú, phía tây bắc giáp xã Văn Phú. Địa hình rất đa dạng, phong phú: thung lũng, đồi đất, sông hồ, mương máng, đồng chiêm trũng … thiên nhiên đã ban tặng cho Phú Lộc một cảnh quan hiếm nơi nào có được như Hồ Đồng Chương, Đồi Thông... tạo thành quần thể du lịch sinh thái đang được khai thác và phát triển với một tiềm năng đang trỗi dậy.

Xã Phú Lộc có diện tích tự nhiên hơn 9,4 km2, đất đai được hình thành 3 vùng rõ rệt: Vùng đồi đất, vùng chiêm trũng. Hồ Đồng Chương là nơi cung cấp nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt, cũng là nơi cung cấp nước để nhân dân lao động sản xuất. Trải qua lịch sử phát triển lâu dài của đất nước, xã Phú Lộc được thay đổi với nhiều tên gọi khác nhau. Thời Bắc thuộc, thuộc huyện Võ Công, quận Cửu Chân. Thời Đinh, Tiền Lê vùng đất này thuộc phủ Trường Yên. Thời Trần năm 1226 thuộc trấn Thiên Quan, sau là phủ Thiên Quan. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945 vùng đất này thuộc 3 xã và 2 tổng: xã Yên Lại, xã Phú Khố, xã Bái Ngọc, tổng Tam Đồng và tổng Văn Luận.  Xã Yên Lại gồm: làng Rịa, làng Chạ, làng Giơ, làng Chủ, Trại Xanh (nay là bản Xanh thuộc xã Kỳ Phú). Xã Phú Khố gồm: làng Kho, thôn Thị (một phần làng Ráy). Xã Bái Ngọc gồm: làng Điền Tốt, làng Bái Thượng. Tổng Tam Đồng: gồm làng Bái Ngọc, Bái Thượng, đồi Lồng, làng Lau, làng Vẹn và một số làng khác (thuộc đất Văn Phong, Văn Phương ngày nay) thuộc Tổng Văn Luận. Đến tháng 8 năm 1945 được phân định thành 3 xã: Xã Yên Lại: gồm Làng Rịa, làng Giơ, làng Chủ, làng Chạ. Xã Vân Lĩnh: gồm Phú Khố, làng Lai Các. Xã Bái Ngọc: gồm Làng Điền Tốt, Làng Bái Thượng.

Năm 1946 sau khi bầu cử Quốc Hội khoá đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà xã được đổi thành xã Yên Phú. Năm 1949 theo quyết định của cấp trên, xã Yên Phú đổi thành xã Văn Phú. Năm 1953 xã Văn Phú được chia tách thành 5 xã gồm: xã Văn Phú, xã Yên Phú, xã Văn Phong, xã Văn Phương, xã Kỳ Phú. Tháng 7 năm 1964 đổi tên xã Yên Phú thành xã Phú Lộc đến ngày nay.

Xã Phú Lộc có đường Quốc lộ 12B chạy qua, từ Quốc lộ 1A địa phận thành phố Tam Điệp đi Nho Quan lên Hoà Bình gặp đường mòn Hồ Chí Minh, đây là tuyến đường giao thông huyết mạch của huyện Nho Quan, ngoài ra còn có đường đi Vườn Quốc gia Cúc Phương; Quốc lộ 45 đi Phủ Đồi Ngang vào Thanh Hoá, và nhiều đường giao thông liên thôn, liên xã. Đường xá, sông ngòi, ao hồ, mương máng, quai, đê rất thuận tiện cho việc sản xuất và giao lưu buôn bán.

Xã Phú Lộc hiện nay gồm 15 thôn: Thôn Lộc Ân, Thôn Rịa, Thôn Kho, Thôn Phúc Lộc, Thôn Chợ Rịa, Thôn Đồi Chè, Thôn Đồi Mít, Thôn Đồi Thông, Thôn Đồi Chùa, Thôn Hàm Rồng, Thôn Đồi Lại, Thôn Yên Thịnh, Thôn Yên Thành, Thôn Yên Sơn, Thôn Thống Nhất với tổng dân số là 7.200 người gồm 2 thành phần dân tộc chính là dân tộc Kinh và dân tộc Mường, dân tộc Kinh chiếm  98%, dân tộc thiểu số chiếm 2% chủ yếu là con em trong xã xây dựng gia đình với con em các địa phương khác; số dân theo đạo Thiên chúa có trên 600 khẩu chiếm 9% số dân trong toàn xã. Nghề chính của nhân dân là làm nông nghiệp cấy lúa nước và trồng rau mầu, một bộ phận tiểu thương buôn bán sống dọc Quốc lộ 12B, Quốc lộ 45 và khu vực chợ Rịa, Đồi Chè, Phúc Lộc, một số hộ vừa làm nông nghiệp vừa mua sắm phương tiện làm nghề vận tải, nghề mộc, sản xuất vật liệu xây dựng và làm nghề xây dựng. Đây là điều kiện thuận lợi để Phú Lộc phát triển kinh tế toàn diện.

                                                                                           Nguồn lịch sử Đảng bộ xã Phú Lộc, xuất bản năm 2013.

                                                                                  

 


Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
BẢN ĐỒ XÃ PHÚ LỘC
Bình chọn
website hoạt động có ổn định
Thời tiết các vùng
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 3
Hôm qua : 30